Thời trẻ, có một lần người bạn của Socrates vội vàng gấp gáp chạy tới tìm anh, vừa thở hổn hển, vừa cao hứng, anh ta nói: “Này Socrates, mình nói với cậu chuyện này, đảm bảo là ngoài sức tưởng tượng của cậu.”
- Cậu có biết tôi vừa nghe thấy điều gì về người bạn thân của cậu không?
- Từ từ đã - Socrates trả lời.
- Chờ chút! Socrates vội vã ngăn cậu ta lại và nói: Những lời mà anh định nói với tôi, trước khi kể cho tôi nghe, tôi muốn anh vượt qua một bài kiểm tra, rất nhỏ thôi, nghĩa là lời nói của anh sẽ được đưa qua bộ phận rà soát “gồm 3 bộ lọc”, trong thế giới văn minh gọi đó là, 3 bộ cảm biến thông minh.
- Anh bạn của Socrates há hốc mồm. .. Ối giời, lời nói thôi mà, lọc lựa gì chứ? Cậu đúng là làm tôi cụt hứng.
- Ồ. .. bạn thân mến, hãy kiên nhẫn chút xem sao nào - Socrates nói tiếp - Trước khi anh kể cho tôi một chuyện về bạn của tôi, tốt nhất là chúng ta hãy dành một ít phút để lọc những gì anh định nói.
Bộ lọc đầu tiên là sự thật. Anh có chắc chắn những điều anh sắp nói với tôi là có thật không?
- Hết gãi đầu, rồi lại gãi tai, ừ.. à .. thì là. .. anh kia ngập ngừng - Thực ra tôi cũng vừa mới nghe nói thế, rồi vội vã chạy đến đây chưa kịp kiểm chứng gì cả, và. ..
- Thôi được rồi.
- Socrates nói - Tức là anh không thực sự biết có phải điều đó là thật hay không?
Bây giờ chúng ta hãy dùng bộ lọc thứ hai. Lọc điều tốt lành. Điều mà anh định nói với tôi về người bạn thân của tôi, có phải là một điều tử tế hay không?
- Không hề cậu à, nó là ngược lại. ..
- Được - Socrates nói tiếp - Tức là anh định kể cho tôi nghe một điều không tốt về người bạn thân của tôi, mà anh lại không chắc chắn là nó có đúng hay không?
Nhưng anh vẫn có thể vượt qua bài kiểm tra này, vì vẫn còn một bộ lọc nữa: "Câu nói có ích". Điều mà anh định nói về người bạn thân của tôi có ích cho tôi, cho anh hay không?
- Thế thì không rồi, trong chuyện này chẳng ai được gì, nó còn làm cậu thất vọng là đằng khác. ..
Nghe đến đây, Socrates kết luận:
- Nếu điều mà anh muốn kể lại với tôi vừa không thật, cũng chẳng có ích, thậm chí còn làm tôi thất vọng, thế thì tại sao anh vẫn muốn kể cho tôi nghe?
Đó là câu chuyện về Socrates, bản thân chúng ta không phải lúc nào cũng có thể hỏi người khác trước khi họ nói, hoặc kể điều gì đó với chúng ta, đúng ba câu bản lĩnh như vậy.
Lời bàn: “Một việc không quan trọng mà lại không xuất ra từ ý tốt, hơn nữa còn không biết có phải là sự thật không, thế thì cần gì phải nói ra? Đừng nghe và tin vào lời nói của những người bàn luận thị phi hay là người gièm pha, phỉ báng. .. Bởi vì lời mà họ nói cho bạn không phải là xuất từ ý thiện, họ đã vạch trần việc riêng tư của người khác thì đương nhiên cũng sẽ làm như vậy với bạn sau này.”
Vì vậy, mọi người trước khi muốn nói ra một chuyện gì đó hãy tận dụng hệ thống dàn lọc để lọc một lượt, không làm người đầu tiên đưa đẩy thị phi thì đương nhiên cũng đừng để bị người khác lợi dụng làm người truyền bá thị phi.
Lời đồn đại còn đáng sợ hơn đao kiếm, nó có thể làm sát thương người khác một cách vô hình. Người đồn đại những tin đồn không có thật, hay có thật chẳng khác nào đang vui vẻ trên nỗi thống khổ của người khác. Nói chuyện sẽ phản ánh trí tuệ của một người, trong cuộc sống hàng ngày chúng ta. Hãy thận trọng!
Socrates là một triết gia Hy Lạp cổ đại, được mệnh danh là bậc thầy về truy vấn, tính về năm sinh của ông hiện vẫn chưa có sự thống nhất giữa năm 469 hay 470. (469–399 TCN), (470–399 TCN) Ông là nhà tư tưởng lớn, là cầu nối giữa giai đoạn bóng tối và ánh sáng của nền triết học Hy Lạp, người ta dành cho ông sự mến mộ về sự khôn ngoan vượt bực.
Theo (Phunutoday)